Fitness

Fitness là gì?

Fitness được dịch sang tiếng Việt có nghĩa là sự phù hợp, cân đối hay sung sức. Theo định nghĩa trong từ điển, Fitness là từ dùng để chỉ một người sở hữu thể trạng cân đối, khỏe khoắn và có lối sống lành mạnh. Xét về khía cạnh thể hình, Fitness có nghĩa chung là thể dục thể hình và nó bao gồm các bộ môn có tác dụng giúp con người chúng ta hoàn thiện cơ thể về cả cơ bắp, tim mạch, hô hấp lẫn xương khớp…; đồng thời giúp con người sống khỏe, sống tốt hơn. Mục tiêu chung của Fitness là đem đến cho người tập một cơ thể hoàn hảo, cân đối, ngoại hình có tính thẩm mỹ cao và cơ bắp không cần quá to như Bodybuilding. Với cả nam lẫn nữ giới, tập Fitness đúng cách sẽ mang đến cho bạn một sức khỏe tốt, vóc dáng đẹp và thân hình quyến rũ…

Tập Fitness nó bao gồm tập luyện 5 yếu tố chính sau đây:

  1. Tập độ bền Cardio.

Tập độ bền Cardio (Cardiorespiratory Endurance) là các bài tập có tác dụng giúp chúng ta sở hữu cho mình một trái tim khỏe mạnh, cải thiện và nâng cao sức khỏe cho hệ tim mạch lẫn hệ hô hấp. Độ bền Cardio thường được đo bằng sức bền và sức khỏe tim mạch của con người khi vận động. Áp dụng các bài tập phù hợp sẽ giúp tăng cường nhịp tim của người tập lên giới hạn chịu đựng cao hơn, tránh trường hợp bị khó thở khi vận động ở cường độ cao và đồng thời giảm thiểu trạng thái căng thẳng vì những áp lực từ công việc hay cuộc sống thường ngày. Một vài hình thức mà bạn có thể áp dụng cho mình để rèn luyện đó là tập đi bộ, chạy bộ, đạp xe, tập nhảy dây hoặc áp dụng các bài tập Cardio, bài tập HIIT, bài tập Tabata…

  1. Tập luyện cơ bắp.

Tập luyện cơ bắp là yếu tố quan trọng khi chúng ta tham gia rèn luyện các bộ môn Fitness. Theo chia sẻ của các chuyên gia, tập luyện cơ bắp gồm có 3 thành phần chính đó là sức bền cơ bắp (Muscular Endurance), sức mạnh cơ bắp (Muscular Strength) và sức lực cơ bắp (Muscular Power). Cụ thể như sau:

– Sức bền cơ bắp: Sức bền thường được đo lường bằng số lần lặp (reps) khi chúng ta thực hiện một bài tập cụ thể. Các bài test thông thường để xác định sức bền cơ bắp được áp dụng nhiều nhất đó là hít đất (Push-up), hít xà đơn (Chin-up) hay tập đứng lên ngồi xuống (Sit-up).

– Sức mạnh cơ bắp: Sức mạnh thường được đo lường bằng trọng lượng tạ mà người tập có thể áp dụng cho bài tập và số lần lặp lại động tác khi thực hiện bài tập (bao nhiêu reps/set). Các bài tập dùng để đo sức mạnh cho 1 người được sử dụng nhiều nhất đó là đẩy ngực (Bench Press), Squat với tạ đòn (Barbell Squat)…

– Sức lực cơ bắp: Sức lực thường được đo bằng số lực có thể tạo ra trong một hoạt động nhất định. Thông thường, để đo được chỉ số này thì chúng ta cần dùng tới các thiết bị tiên tiến, máy đo hiện đại.

Các chuyên gia cho rằng, áp dụng các bài tập tạ chính là cách để tập luyện cơ bắp hoàn hảo và mang đến kết quả tốt nhất. Các bài tập này sẽ giúp nâng cao sức mạnh cho toàn bộ các nhóm cơ trên cơ thể như bụng, đùi, tay, vai…

  1. Khả năng dẻo dai và linh hoạt.

Khả năng dẻo dai và linh hoạt (Flexibility & Balance) cũng là yếu tố huấn luyện quan trọng khi chúng ta tham gia rèn luyện các bộ môn Fitness. Cụ thể:

– Sự dẻo dai, linh hoạt (Flexibility): Thường được đo bằng cách xem một nhóm cơ trên cơ thể có thể kéo dài hoặc khớp có thể di chuyển được linh hoạt tới đâu. Cách kiểm tra khả năng dẻo dai phổ biến nhất thường liên quan đến cơ đùi sau và cơ vai.

– Khả năng giữ thăng bằng (Balance): Thường được đánh giá bằng cách thực hiện một động tác đặc biệt, chẳng hạn như cho cơ thể đứng trên một chân. Giữ thăng bằng tốt sẽ giúp nâng cao việc điều khiển tư thế, giữ ổn định các khớp, giảm thiểu rủi ro chấn thương và gia tăng sự lưu thông máu đến các nhóm cơ.

Thông thường, các bài tập Yoga, múa ballet hay các bài tập giãn cơ sẽ giúp tăng cường khả năng dẻo dai, linh hoạt và khả năng giữ thăng bằng cho chúng ta.

  1. Tập luyện tốc độ.

Tập luyện tốc độ (Speed) sẽ giúp cơ thể linh hoạt hơn, nhanh nhẹn hơn và giúp ích rất nhiều trong trong các hoạt động đời sống hàng ngày. Tập luyện tốc độ thường được đo bằng tốc độ cá nhân có thể di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Cách luyện tập tốc độ là áp dụng các bài tập thích hợp nhằm giúp cải thiện và phát triển tốc độ của cả cơ thể hoặc cho một nhóm cơ cụ thể nào đó. Các bài tập chạy, bật nhảy luôn được ưu tiên đầu tiên khi tập luyện tốc độ.

  1. Thành phần cơ thể và dinh dưỡng.

Thành phần cơ thể (Body Composition) là tỉ lệ lượng chất béo trên cơ thể so với các mô khác như cơ, xương và da. Theo các chuyên gia, hai người có cùng trọng lượng cân nặng sẽ không đồng nghĩa với việc họ có cùng một tỷ trọng cơ thể tương tự nhau. Trong thực tế, ai có nhiều cơ bắp hơn thì cơ thể sẽ gọn gàng và săn chắc hơn. Để đạt được tiêu chuẩn Fitness, bạn nên kết hợp tập luyện với chế độ ăn uống, ngủ nghỉ lành mạnh, uống đủ nước, cung cấp đủ Protein, Vitamin, khoáng chất và chất béo có lợi cho cơ thể. Đạt được chỉ tiêu này sẽ giúp bạn có cơ thể khỏe mạnh, da và tóc đẹp hơn, đồng thời sắc thái của người tập cũng trẻ trung và giàu sức sống hơn.

Tập Fitness có tác dụng gì?

Với những thông tin được chia sẻ ở trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn Fitness là gì rồi đúng không? Hiện nay, từ khóa “Fitness” được sử dụng rất nhiều và phong trào tham gia rèn luyện Fitness cũng đang phát triển rất mạnh mẽ. Vậy bạn đã biết, tập Fitness có tác dụng gì mà thu hút đông đảo người tập đến thể chưa? Trong phần tiếp theo của bài viết này, https://dungcutheduc.vn/ sẽ chia sẻ với bạn những lợi ích lớn nhất khi chúng ta tham gia tập luyện Fitness thường xuyên. Cụ thể gồm:

  1. Fitness giúp nâng cao sức khỏe.

Tham gia tập luyện các bộ môn Fitness giúp nâng cao sức khỏe là lợi ích dễ dàng nhận ra và đã được chứng minh rất nhiều trong thực tế. Tập luyện Fitness thường xuyên sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt; mạnh mẽ và dẻo dai hơn; có đủ năng lượng để làm việc, học tập và cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày; cơ thể có sức đề kháng cao để phòng tránh được các bệnh thường gặp như cảm cúm, hen suyễn, đau đầu…

  1. Fitness giúp sở hữu hình thể đẹp.

Sở hữu hình thể cân đối, có số đo và cân nặng đạt chuẩn, thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh… là mục tiêu của rất nhiều bạn và tham gia tập luyện Fitness thường xuyên, đúng cách sẽ giúp bạn sớm đạt được mục tiêu này. Thực tế, các bộ môn Fitness không chỉ có tác dụng giảm cân, giảm mỡ mà nó còn phù hợp với người có nhu cầu tăng cân, tăng cơ. Tùy thuộc vào mục đích tập luyện, bạn sẽ đưa ra cho mình các bài tập và chế độ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng đạt được mục tiêu.

  1. Fitness giúp phòng tránh bệnh tật.

Ngoài phòng tránh các bệnh thường gặp như đã chia sẻ ở trên, việc tham gia tập Fitness thường xuyên còn giúp cơ thể phòng tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm hơn như các bệnh về tim mạch, hô hấp, các bệnh về xương khớp… Hơn nữa, nguy cơ mắc các bệnh như suy tim, đột quỵ hay tiểu đường… cũng sẽ giảm thiểu tối đa khi chúng ta tham gia các bộ môn Fitness.

  1. Fitness giúp giảm stress hiệu quả.

Căng thẳng đầu óc, suy tư, lo lắng là những trạng thái tâm lý thường gặp của người trưởng thành khi phải sống trong xã hội có quá nhiều áp lực về công việc hay cơm áo gạo tiền… Tham gia tập luyện Fitness sẽ giúp chúng ta vứt bỏ đi mọi lo toan từ cuộc sống, cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn. Theo các chuyên gia sức khỏe, tập Fitness thường xuyên là một trong những phương pháp tốt nhất giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi sau cả ngày làm việc mệt nhọc.

  1. Giúp ăn ngon miệng và ngủ ngon.

Tham gia tập luyện các bộ môn Fitness sẽ giúp cơ thể tiêu hao được lượng calo lớn, đồng thời giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn và điều này sẽ giúp bạn cảm thấy đói bụng, nhờ đó các bữa ăn trong ngày cũng trở nên ngon miệng hơn. Ngoài ra, tham gia tập Fitness nói riêng và tập luyện thể dục thể thao nói chung sẽ giúp bạn ngủ dễ hơn, sâu giấc hơn và thức dậy với năng lượng tràn đầy, cơ thể khỏe khoắn…