TẬP TẠ – NHỮNG ĐIỀU NÊN VÀ KHÔNG NÊN
Nội Dung Chính
Khi thực hiện đúng cách, tập tạ có thể giúp giảm mỡ, tăng sức mạnh và độ săn chắc của cơ bắp, đồng thời còn giúp cải thiện mật độ xương.
Nếu tập không đúng cách, tập tạ không những không mang lại lợi ích mà thậm chí có thể dẫn đến chấn thương.
NÊN
- Nâng một khối lượng tạ phù hợp. Bắt đầu với mức tạ mà bạn có thể nâng thoải mái từ 12 đến 15 lần trong một hiệp. Khi bạn khỏe hơn, hãy tăng dần khối lượng tạ lên.
- Thực hiện đúng tư thế, đúng bài tập – Tư thế thực hiện càng tốt, kết quả càng tốt và càng ít có nguy cơ gây tổn thương đến bản thân. Nếu bạn không thể duy trì phong độ tốt, hãy giảm trọng lượng tạ hoặc số lần lặp lại.
- Thở – Khi nâng một vật nặng nào đó, chúng ta thường có xu hướng nín thở. Đừng nín thở. Thay vào đó, thở ra khi nâng tạ lên và hít vào khi hạ tạ xuống.
- Tập luyện tất cả các cơ chính – Tập tất cả các cơ chính của bạn – bao gồm bụng, hông, chân, ngực, lưng, vai và cánh tay. Tăng cường sức mạnh cho các cơ đối lập một cách cân bằng, chẳng hạn như cơ trước và sau của cánh tay.
- Nghỉ ngơi – Tránh tập cùng một cơ hai ngày liên tiếp. Bạn có thể tập tất cả các nhóm cơ chính của mình trong một buổi duy nhất hai hoặc ba lần một tuần hoặc lập kế hoạch các buổi tập hàng ngày cho các nhóm cơ cụ thể.
KHÔNG NÊN
- Bỏ qua phần khởi động Cơ lạnh dễ bị thương hơn cơ ấm. Trước khi nâng tạ, hãy khởi động 5 đến 10 phút bằng bài tập đi bộ nhanh hoặc các hoạt động thể dục nhịp điệu khác.
- Vội vàng – Di chuyển tạ một cách có kiểm soát. Thực hiện chậm giúp bạn cô lập các cơ mà bạn muốn hoạt động và giúp bạn không dựa vào đà để nâng tạ. Nghỉ ngơi khoảng một phút giữa mỗi bài tập.
- Tập quá sức – Đối với hầu hết mọi người, hoàn thành một bộ bài tập đến mức mệt mỏi thường là đủ. Các hiệp bổ sung có thể mất thêm thời gian và góp phần gây ra chấn thương do quá tải. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu thể chất mà số lượng các hiệp thực hiện có thể khác nhau
- Phớt lờ nỗi đau – Nếu một bài tập gây đau, hãy dừng lại. Hãy thử lại bài tập sau một vài ngày hoặc thử với mức tạ nhẹ hơn.
- Không chú trọng vào đôi giày – Đôi giày bảo vệ bàn chân của bạn và cung cấp lực kéo tốt có thể giúp bạn không bị trượt hoặc bị thương ở chân khi đang nâng tạ.
Nếu bạn không chắc liệu mình có đang thực hiện một bài tập cụ thể đúng cách hay không, hãy nhờ huấn luyện viên cá nhân hoặc chuyên gia thể dục khác giúp đỡ.
—————————————————-
Hãy để Push đồng hành cùng bạn trong hành trình nâng cao sức khoẻ của mình nhé!
Push Fitness & Yoga Center là một trong những phòng tập chất lượng hàng đầu tại khu vực Hồ Chí Minh. Toạ lạc tại địa chỉ 15 – 17 Phan Tây Hồ, Phường 7, Phú Nhuận, Push Fitness mang đến dịch vụ tập luyện chất lượng, máy móc tập luyện đầy đủ và hiện đại.
Ngoài Gym, hội viên có thể tập Boxing, tham gia các lớp GroupX (Yoga, Tiktok dance, Cardio, Zumba, Kickfit) được mở suốt tuần và trong nhiều khung giờ khác nhau. Thoải mái, tiện lợi cho việc sắp xếp thời gian phù hợp với từng hội viên, bạn có thể đến phòng tập bất cứ lúc nào và tập bao lâu tuỳ thích trong khung giờ mở cửa của phòng tập.
Ghé Push Fitness và trải nghiệm ngay nhé!
Tin liên quan
- Vì sao nhảy zumba giúp bạn giảm cân?
- Lịch tập Gym cho người mới tập từ chuyên gia thể hình
- Top 10 bài tập ngực cho nữ giúp vòng 1 căng tròn, gợi cảm
- Top bài tập ngực cho nam thêm vạm vỡ, săn chắc cực cuốn hút
- Mách Bạn Cách Tăng Cơ Lột Xác Nhanh Nhất Trong 1 Tuần
- Top 8 Bài Tập Nâng Tạ Tăng Cơ Hiệu Quả Nhất
- 5 Phút Vàng Với Bài Tập Yoga Dễ Ngủ Hiệu Quả Nhất
- Top 5 bài tập Yoga Ấn Độ cho mọi người của bậc thầy Ấn Độ
- Yoga tại nhà từ cơ bản đến nâng cao – GV Ấn Độ hướng dẫn
- 9 Tư Thế Yoga Đôi Đẹp Mắt Mà Ai Cũng Tập Được